Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Toám tắt nhiệm vụ: “Ứng dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) xây dựng mô hình sản xuất giống và hoa lan kiếm...

Đề tài/dự án NCKH Kết quả nghiệm thu đề tài NCKH  
Toám tắt nhiệm vụ: “Ứng dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) xây dựng mô hình sản xuất giống và hoa lan kiếm thương phẩm tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam".

I. Tên nhiệm vụ: “Ứng dụng công nghệ Internet kết nối vạn vật (IoT) xây dựng mô hình sản xuất giống và hoa lan kiếm thương phẩm tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam".

1. Cơ quan chủ trì thực hiện: Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Phù Vân

2. Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ

3. Thời gian thực hiện: từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 03 năm 2021.

4. Kinh phí thực hiện:

Tổng kinh phí thực hiện dự án: 3.526.000.000 đồng

Trong đó:

Nguồn ngân sách sự nghiệp KH&CN tỉnh: 1.826.000.000 đồng

Nguồn đơn vị: 1.700.000.000 đồng

5.  Mục tiêu:

* Mục tiêu chung:

Chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ cao, xây dựng được các mô hình nhân giống, chăm sóc, điều khiển sinh trưởng, xử lý phân hóa mầm hoa tại chỗ, hoa lan kiếm (Thanh Ngọc, Hoàng Vũ, Trần Mộng, Mặc Biên), nhằm tạo ra các sản phẩm cây giống và hoa thương phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, và đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp có giá trị hàng hóa, cho tỉnh Hà Nam.

* Mục tiêu cụ thể:

- Chuyển giao tiếp nhận và làm chủ được 02 quy trình công nghệ nhân giống và 02 quy trình công nghệ sản xuất hoa lan kiếm thương phẩm.

- Xây dựng được 01 mô hình nhân giống hoa lan kiếm trong nhà lưới, với quy mô 1.000m2.

- Xây dựng được 01 mô hình sản xuất hoa lan kiếm thương phẩm quy mô 2.000m2.

- Đào tạo được 5 kỹ thuật viên và tập huấn được 100 lượt người có trình độ để quản lý và vận hành sản xuất hoa lan kiếm.

6.  Nội dung chính:

6.1. Chuyển giao và tiếp nhận và hoàn thiện các quy trình công nghệ nhân giống và sản xuất hoa lan kiếm thương phẩm trong nhà lưới

6.2. Xây dựng các mô hình của dự án

-  Mô hình nhân giống hoa lan kiếm trong nhà lưới quy mô 1.000 m2.

- Mô hình sản xuất lan kiếm thương phẩm trong nhà lưới qui mô 2.000 m2.

6.3. Đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ công nhân Công ty và các hộ nông dân vùng dự án.

6.4. Tổ chức hội thảo, đánh giá, nghiệm thu dự án

7. Kết quả đạt được (tóm tắt)

- Mô hình nhân giống từ cây nuôi cấy mô tế bào trong nhà lưới ứng dụng công nghệ IoT: 4.500 cây được 18 tháng tuổi, có 6 - 8 lá, có nhiều rễ xung quanh, lá chuyển sang màu xanh,  không có biểu hiện sâu bệnh.

- Mô hình nhân giống bằng tách nhánh trong nhà lưới ứng dụng công nghệ IoT: 2.000 chậu, được 18 tháng tuổi, có 1 thân mẹ, 1 - 2 thân con, có nhiều rễ xung quanh, lá xanh tốt, không sâu bệnh.

- Mô hình sản xuất hoa lan kiếm thương phẩm trong nhà lưới ứng dụng công nghệ IoT: 3.600 chậu, chậu cây có kích thước 30 x 30 cm, mỗi chậu có 1 cây chính và từ  2- 3 nhánh  phụ,  có nhiều rễ xung quanh, lá xanh tốt, không có biểu hiện sâu bệnh, đủ tiêu chuẩn đưa vào xử lý ra ngồng hoa.

- Mô hình điều khiển sinh trưởng, xử lý ngồng tại chỗ hoa lan hoa lan kiếm ứng dụng công nghệ IoT: 2.520 chậu, là các chậu hoa, kích thước chậu 30 x 30 cm, mỗi chậu, có 3 - 5 ngồng hoa, hoa nở vào dịp tết Nguyên đán.

- Đào tạo, phát triển được nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật và nông dân có trình độ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn.

- Tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 góp phần xây dựng ngành sản xuất hoa theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, thay đổi tập quán canh tác truyền thống sang thâm canh tiến tiến, hiệu quả và bền vững.

- Áp dụng các quy trình công nghệ, các tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất, giúp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh ít sâu bệnh, từ đó hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất trong sản xuất hoa thương phẩm, góp phần tích cực vào chương trình bảo vệ môi trường. 


Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nam