Tên nhiệm vụ: Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi lợn Mán tại huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Hợp tác xã Nông nghiệp sạch V3M.
- Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ
- Thời gian thực hiện: 36 tháng, từ tháng 05/2020 đến tháng 4/2023.
- Kinh phí thực hiện:
Tổng kinh phí thực hiện dự án: 9.000,00 triệu đồng
Trong đó:
- Ngân sách sự nghiệp khoa học trung ương: 3.610,00 triệu đồng
- Nguồn đối ứng của công ty và các hộ dân: 5.390,00 triệu đồng
5. Mục tiêu:
Mục tiêu chung
Ứng dụng thành công các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn Mán (Hoà Bình), góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi.
Mục tiêu cụ thể
- Tiếp nhận và chuyển giao được 05 quy trình công nghệ về sản xuất giống và chăn nuôi lợn Mán (Hoà Bình).
- Xây dựng được 03 mô hình chăn nuôi lợn Mán (Hoà Bình):
+ 01 mô hình trang trại chăn nuôi lợn Mán sinh sản: quy mô 130 con (120 nái, 10 đực giống).
+ 01 mô hình trang trại chăn nuôi lợn Mán thương phẩm: quy mô 450 con/lứa.
+ 01 mô hình gia trại chăn nuôi lợn Mán thương phẩm dưới tán vườn tạp: quy mô 150 con/lứa (trong đó có 5 hộ chăn nuôi tham gia, 30 con/hộ/năm).
- Đào tạo được 05 kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho 100 lượt người dân.
6. Nội dung
1. Chuyển giao và tiếp nhận được 05 quy trình kỹ thuật công nghệ chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh lợn mán sinh sản và thương phẩm.
2. Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn Mán sinh sản, quy mô 120 lợn nái và 10 lợn đực giống.
3. Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn Mán thương phẩm, quy mô 1.350 con.
4. Xây dựng mô hình gia trại chăn nuôi lợn Mán thương phẩm với 05 hộ tham gia trên địa bàn xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, tỉnh hà Nam, quy mô 450 con.
5. Đào tạo, chuyển giao và tiếp nhận thành công quy trình công nghệ cho 05 kỹ thuật viên và tập huấn cho 100 lượt người dân vùng dự án.
1. Chuyển giao và tiếp nhận được 05 quy trình kỹ thuật công nghệ chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh lợn mán sinh sản và thương phẩm.
2. Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn Mán sinh sản, quy mô 120 lợn nái và 10 lợn đực giống: Số con sơ sinh sống/ổ trung bình 6,12 con/ổ; số con cai sữa/ổ trung bình 5,18 con/ổ; số con sống đến lúc xuất bán trung bình 5con/ổ. Tổng số lợn con sơ sinh sống là 1.800 con. Tổng số lợn đủ tiêu chuẩn làm giống đạt 1.800 con và chỉ số lứa đẻ là 1,74 lứa đẻ/nái/năm. Lợi nhuận đối với đàn lợn nái tại mô hình đạt được là: 639.360.000 đ.
3. Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn Mán thương phẩm, quy mô 1.350 con: Tổng số lợn đã xuất chuồng là 1.350 con. Khối lượng khi xuất chuồng đạt trung bình 40 kg/con. Tiêu tốn thức ăn 1,5 kg/con/ngày và tỷ lệ nạc đạt 33,5%. Lợi nhuận thu được tại mô hình là: 661.500.000đ.
4. Xây dựng mô hình gia trại chăn nuôi lợn Mán thương phẩm với 05 hộ tham gia trên địa bàn xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, tỉnh hà Nam, quy mô 450 con: Tổng số lợn đã xuất chuồng là 450 con. Khối lượng khi xuất chuồng đạt trung bình 41 kg/con. Tiêu tốn thức ăn 1,50 kg/con/ngày và tỷ lệ nạc đạt 33,6%. Lợi nhuận thu được tại mô hình là: 220.500.000 đồng.
5. Đào tạo, chuyển giao và tiếp nhận thành công quy trình công nghệ cho 05 kỹ thuật viên và tập huấn cho 100 lượt người dân vùng dự án.
Các cán bộ kỹ thuật và công nhân, người nông dân được đào tạo thành thạo các kỹ thuật chăn nuôi lợn Mán để phục vụ trực tiếp cho các trang trại, gia trại và cũng là những hạt nhân để phổ biến kiến thức ra cộng đồng.
7. Kết quả đạt được (tóm tắt)
1. Chuyển giao và tiếp nhận được 05 quy trình kỹ thuật công nghệ chăm sóc nuôi dưỡng, thú y phòng bệnh lợn mán sinh sản và thương phẩm.
2. Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn Mán sinh sản, quy mô 120 lợn nái và 10 lợn đực giống: Số con sơ sinh sống/ổ trung bình 6,12 con/ổ; số con cai sữa/ổ trung bình 5,18 con/ổ; số con sống đến lúc xuất bán trung bình 5con/ổ. Tổng số lợn con sơ sinh sống là 1.800 con. Tổng số lợn đủ tiêu chuẩn làm giống đạt 1.800 con và chỉ số lứa đẻ là 1,74 lứa đẻ/nái/năm.
3. Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn Mán thương phẩm, quy mô 1.350 con: Tổng số lợn đã xuất chuồng là 1.350 con. Khối lượng khi xuất chuồng đạt trung bình 40 kg/con. Tiêu tốn thức ăn 1,5 kg/con/ngày và tỷ lệ nạc đạt 33,5%.
4. Xây dựng mô hình gia trại chăn nuôi lợn Mán thương phẩm với 05 hộ tham gia trên địa bàn xã Nhân Thịnh, huyện Lý Nhân, tỉnh hà Nam, quy mô 450 con: Tổng số lợn đã xuất chuồng là 450 con. Khối lượng khi xuất chuồng đạt trung bình 41 kg/con. Tiêu tốn thức ăn 1,50 kg/con/ngày và tỷ lệ nạc đạt 33,6%.
5. Đào tạo, chuyển giao và tiếp nhận thành công quy trình công nghệ cho 05 kỹ thuật viên và tập huấn cho 100 lượt người dân vùng dự án.
Các cán bộ kỹ thuật và công nhân, người nông dân được đào tạo thành thạo các kỹ thuật chăn nuôi lợn Mán để phục vụ trực tiếp cho các trang trại, gia trại và cũng là những hạt nhân để phổ biến kiến thức ra cộng đồng.
Dự án góp phần giải quyết việc làm tại địa phương, nâng cao trình độ, nhận thức về khoa học công nghệ cho nông dân trong vùng dự án, giúp người dân thay đổi tư duy, hiểu biết về kỹ thuật. Thông qua dự án và được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền cùng với hệ thống phương tiện thông tin đại chúng, các hộ dân đã biết đến con lợn Mán và hiệu quả kinh tế mà con lợn Mán mang lại cho người chăn nuôi. Dự án mở ra một hướng đi mới, hiệu quả và bền vững, Hợp tác xã với vai trò hạt nhân tiếp nhận và chuyển giao khoa học công nghệ lan toả để người dân yên tâm đầu tư sản xuất, yên tâm về thị trường tiêu thụ sản phẩm, yên tâm vì đã được tập huấn và nắm bắt các quy trình cũng như kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh đối với con lơn Mán.
Dự án triển khai đã ứng dụng các quy trình công nghệ chăn nuôi tiên tiến góp phần thay đổi tư duy sản xuất, nâng cao nhận thức về chăn nuôi gia cầm bền vững, gắn với an toàn sinh học và bảo vệ môi trường cho người dân.