Những bệnh nhân mắc u não nguyên phát phổ biến và nặng, với tỷ lệ sống sót chỉ trong 5 năm, u nguyên bào thần kinh đệm đa dạng, là bệnh khó điều trị bằng các phác đồ hiện tại dựa vào phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.
Sheereen Majd, tại Đại học Houston cho biết: “Hai trong số những thách thức lớn trong việc điều trị u thần kinh đệm là vận chuyển kém các chất hóa học trị liệu qua hàng rào máu não và tác dụng phụ không mong muốn của các liệu pháp này đối với những mô khỏe mạnh. Để có đủ thuốc qua hàng rào máu não, cần phải dùng liều lượng cao, như vậy sẽ đưa vào cơ thể nhiều độc tính và gây ra nhiều vấn đề hơn”.
Nghiên cứu đã được báo cáo trên Tạp chí Advanced Healthcare Materials, cho biết: Phương pháp điều trị nano nhắm mục tiêu vào u thần kinh đệm mới, chỉ giải quyết các tế bào khối u nhằm tăng hiệu quả và giảm tác dụng phụ. Thuốc thải sắt được gọi là Dp44mT (Di-2-pyridylketone-4,4-dimethyl-3-thiosemicarbazone) là loại thuốc hiệu quả được biết đến để ức chế sự tiến triển của khối u nhưng chưa được sử dụng để chống lại khối u não trước nghiên cứu này. Chelator hoạt động làm giảm lượng sắt dư thừa cần thiết cho các tế bào ung thư. Sử dụng manh mối từ chính các khối u, nhóm nghiên cứu phát triển một chất mang nano được nạp Dp44mT sẽ thu hút những khối u thần kinh đệm, nơi có nhiều thụ thể IL13 (Interluken). Bởi vì thụ thể IL13 rất nhiều, sau đó phối tử IL13 vào chất mang polyme phân hủy sinh học được FDA chấp thuận (với Dp44mT bên trong) để các thụ thể sẽ thu hút các phối tử, từ đó nhận được thuốc.
Các khối u não cũng phát triển mức độ kháng thuốc đa thuốc cao khiến chúng gần như không thể chống lại một số loại thuốc hóa trị liệu thông thường như temozolomide hoặc doxorubicin. Do đó, nhu cầu cấp thiết về những công thức điều trị hiệu quả hơn với khả năng vượt qua tình trạng kháng thuốc trong khối u thần kinh đệm và tiêu diệt tế bào ác tính này mà không làm tổn thương các mô khỏe mạnh. Nghiên cứu này đã được thử nghiệm liệu pháp nano cả in vivo và in vitro, là báo cáo đầu tiên về việc phân phối có mục tiêu Dp44mT tới các khối u ác tính.
Đ.T.V (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2021-02-nano-carrier-potential-treatment-glioblastomas.html, 24/2/2021