Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chế độ dinh dưỡng 2018: Dữ liệu mới xác nhận lợi ích sức khỏe của chế độ ăn thuần thực vật

Hợp tác KH&CN  
Chế độ dinh dưỡng 2018: Dữ liệu mới xác nhận lợi ích sức khỏe của chế độ ăn thuần thực vật
Dữ liệu mới được trình bày tại Nutrition 2018 - cuộc họp hàng đầu của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, được tổ chức tại Boston, MA - đã củng cố bằng chứng cho thấy chế độ ăn thuần thực vật liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe.

Nghiên cứu mới nhất ủng hộ các lợi ích sức khỏe của chế độ ăn chay.

Chế độ ăn thuần thực vật đang trở nên phổ biến hơn ở Hoa Kỳ. Báo cáo năm 2017 cho thấy, có 6% người dân ở Hoa Kỳ hiện đã lựa chọn chế độ ăn chay, so với chỉ 1% trong năm 2014.

Mặc dù tỷ lệ chuyển đổi từ chế độ ăn thịt sang ăn chay có tốc độ gia tăng ổn định, tuy nhiên Mỹ vẫn chậm so với nhiều quốc gia khác. Ví dụ, ở Đức, có gần một nửa số người tiêu dùng hiện đang theo chế độ ăn ít thịt.

Kết quả của các nghiên cứu, từ Hà Lan, Brazil và Hoa Kỳ, trình bày tại Nutrition 2018, đều cho thấy các lợi ích liên quan đến chế độ ăn chay, nhưng nghiên cứu cũng cung cấp tầm quan trọng của chất lượng thức ăn đối với sức khỏe mọi người. 

Mặc dù tại Nutrition 2018, các nhà nghiên cứu trình bày đều là các phát hiện hàng đầu của các nghiên cứu nhưng điều quan trọng là các bài trình bày này được đánh giá và chọn lọc bởi hội đồng các chuyên gia, không theo một tiêu chuẩn nghiêm ngặt về đánh giá ngang hàng được áp dụng cho các tạp chí khoa học. Vì vậy, chúng ta nên xem xét những phát hiện này là "kết quả sơ bộ" cho đến khi chúng được đánh giá đúng.

Ăn chay và các bệnh liên quan đến tim
Nghiên cứu trên gần 6.000 người của các nhà nghiên cứu Hà Lan cho thấy, những người có chế độ ăn giầu protein nguồn gốc từ thực vật hơn nhiều so với chế độ ăn chứa protein nguồn gốc từ động vật ít có nguy cơ bị phát triển bệnh tim trong cuộc sống về sau này.

Nghiên cứu của Brazil đã xem xét khoảng 4.500 người và kết luận rằng những người có chế độ ăn giàu protein thực vật so với những người có chế độ ăn giàu protein động vật có nguy cơ phát triển tích tụ mảng bám trong động mạch của tim ít hơn 60%. 

Một nghiên cứu ở những người Nam Á sống ở Mỹ lại cho thấy, ăn chay với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim là ít hơn. So với các đồng nghiệp không ăn rau, những người ăn chay Nam Á có chu vi vòng eo nhỏ hơn; lượng chất béo bụng thấp hơn; giảm cholesterol; lượng đường trong máu thấp hơn; chỉ số khối cơ thể thấp hơn (BMI) và đặc biệt họ cũng ít có khả năng tăng cân và có tỉ lệ tử vong thấp hơn.

Chất lượng thực phẩm vẫn quan trọng
Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Harvard T. H. Chan ở Boston, MA, đã kiểm tra xem liệu có hay không mối liên quan giữa chế độ ăn thức ăn có nguồn gốc thực vật lành mạnh và trọng lượng cơ thể giảm.

Kiểm tra dữ liệu trên 125.000 người trưởng thành trong khoảng thời gian 4 năm, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn nhiều thực phẩm có chất lượng cao từ thực vật, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, các loại quả hạch, rau và trái cây ít tăng trọng lượng cơ thể hơn những người ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật ít lành mạnh hơn, chẳng hạn như khoai tây chiên, ngũ cốc tinh chế và kẹo.

Từ nghiên cứu trên gần 30.000 người, nhóm nghiên cứu tại Trường Khoa học và Chính sách Dinh dưỡng Friedman thuộc Trường Đại học Tufts, Medford, MA, đã phát hiện thấy rằng để mạng lại lợi ích sức khỏe từ chế độ ăn thì chất lượng chế độ ăn thực vật quan trọng hơn số lượng. Thậm chí những người mắc bệnh mãn tính chọn chế độ ăn giầu thực vật có chất lượng cao có nhiều lợi ích sức khỏe hơn so với người khác và tỷ lệ tử vong thấp hơn là 30% ở những người chọn chế độ ăn giầu thực vật chất lượng cao.
http://www.vista.gov.vn