Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2003 đến tháng 12 năm 2003
Cơ quan chủ quản: Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam
Cơ quan chủ trì : Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nam
Cơ quan chuyển giao kỹ thuật: Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nam
Cơ quan thực hiện : HTX dịch vụ nông nghiệp Hạ Vỹ.
Chủ nhiệm dự án : Ông Nguyễn Văn Lãm
Chức vụ : Chủ nhiệm HTX Hạ Vỹ
Địa điểm thực hiện: HTX Hạ Vỹ xã Nhân Chính huyện Lý Nhân
Thời gian hoàn thành báo cáo: tháng 12 năm 2003
Kinh phí thực hiện dự án: 123 triệu đồng
I/ MỤC TIÊU:
- Xây dựng và hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn trên các loại rau trong vùng sản xuất rau an toàn phù hợp với điều kiện cụ thể của Hà Nam với quy mô 5 ha tại HTX Hạ Vỹ xã Nhân chính - huyện Lý Nhân.
- Xây dựng các quy định về quản lý và cơ chế hỗ trợ để thực hiện vùng sản xuất rau an toàn tại Hạ Vỹ làm cơ sở nhân rộng quy mô sản xuất rau an toàn ra các huyện trong tỉnh Hà Nam
- Tổ chức tiêu thụ rau an toàn tại thị xã Phủ Lý và thị trấn Vĩnh Trụ
- Xây dựng nhãn hiệu hàng hoá rau Hạ Vỹ (hoàn thành thủ tục xây dựng nhãn hiệu và gửi đơn đăng ký).
II/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
2.1. Quy mô: 5 ha đã triển khai vụ đông năm 2003 tại HTX Hạ Vỹ.
* Tiêu chuẩn vùng rau an toàn:
- Cây giống: Sử dụng cây giống khoẻ, sạch bệnh. Khuyến khích trồng các loại rau có nhu cầu tiêu thụ lớn trên thị trường.
- Kỹ thuật canh tác: Sử dụng phân bón, thuốc BVTV phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật và sự hướng dẫn của Chi cục BVTV, cách ly với ruộng sản xuất của nông dân bằng dải phân cách.
- Có điểm kinh doanh phân bón vi sinh, thuốc BVTV cho riêng vùng rau.
- Các hộ tham gia vùng sản xuất rau an toàn phải:
+ Tự nguyện tham gia và làm đơn theo mẫu (Phần phụ lục)
+ Chịu sự chỉ đạo thống nhất về kỹ thuật và quản lý của Ban chủ nhiệm dự án và Chính quyền địa phương.
+ Nằm trong quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn
- Chất lượng sản phẩm: Kết quả phân tích mẫu sản phẩm đạt tiêu chuẩn rau an toàn (dư lượng NO3, thuốc BVTV đều dưới mức cho phép).
Riêng chỉ tiêu hàm lượng kim loại nặng chúng tôi không kiểm nghiệm do căn cứ kết quả kiểm nghiệm năm 2002, đất trồng rau, nước tưới của Hạ Vỹ không bị ô nhiễm, hàm lượng kim loại nặng luôn dưới mức cho phép.
2.2. Xây dựng và hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn trên các loại rau trong vùng sản xuất rau an toàn phù hợp với điều kiện cụ thể của Hà Nam
2.2.1. Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn đối với các loại rau trên cơ sở tham khảo quy trình sản xuất rau an toàn các tỉnh bạn và tài liệu của Bộ NN&PTNTcó vận dụng vào điều kiện cụ thể của tỉnh Hà Nam.
2.2.2. Đào tạo tập huấn:
- Mở lớp huấn luyện nông dân: 5 lớp gồm 200 người.
- Đối tượng tập huấn: các hộ nông dân có ruộng trồng rau trong vùng sản xuất rau an toàn.
2.3. Xây dựng các quy định về quản lý và các cơ chế hỗ trợ để thực hiện vùng sản xuất rau an toàn tại Hạ Vỹ
2.3.1. Xây dựng các quy định về quản lý
2.3.2. Xây dựng các cơ chế hỗ trợ .
Trên cơ sở dự án đã được duyệt:
- Đào tạo:
+ Hỗ trợ 100% cho các lớp đào tạo, tập huấn (chuyển giao công nghệ và các trang thiết bị cho học tập). Không bồi dưỡng tiền học cho các hộ dân.
+ Hỗ trợ cho cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo và giám sát kỹ thuật tại các vùng sản xuất rau an toàn và công phân tích mẫu sản phẩm với mức 700.000 đ/người/tháng. 2 người cho 5 ha
- Hỗ trợ Ban chỉ đạo và cán bộ cơ sở:
Ban chỉ đạo: 3 người x 100.000đ/tháng
Cán bộ cơ sở (giúp việc): 3 người x 70.000 đ/người/tháng
- Hỗ trợ về phân tích mẫu: 100%
Dụng cụ phân tích
Hoá chất phân tích
- Hỗ trợ về tiêu thụ
Hỗ trợ theo đầu sản phẩm: 200 đ/kg
Hỗ trợ mở cửa hàng bán rau an toàn 250.000 đồng/tháng (cho thuê cửa hàng)
Biển hiệu và quảng cáo giới thiệu sản phẩm: 3 triệu
Bao bì sản phẩm, nhãn mác: 50đ/bao bì
Vận chuyển: hỗ trợ 50.000 đ/tấn
Khi kết thúc dự án, xây dựng cơ chế hỗ trợ chung cho các vùng sản xuất rau an toàn cho toàn tỉnh
2.4. Tổ chức tiêu thụ rau an toàn tại thị xã Phủ Lý, thị trấn Vĩnh Trụ, Hà Nội.
- Kiểm nghiệm chất lượng rau sản xuất tại Hạ vỹ đạt tiêu chuẩn rau an toàn.
- Tổ chức tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm tại thị trấn Vĩnh Trụ và thị xã Phủ Lý, Hà Nội và các tỉnh bạn.
2.5. Xây dựng nhãn hiệu hàng hoá (tạm thời để lại)