Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, năm 2022

Tin tức sự kiện  
Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, năm 2022

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2272/QĐ-UBND ngày 28/12/2021 về việc  phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025" năm 2022.

Theo đó, mục tiêu của kế hoạch là: Xây dựng 04 vùng “Sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa" giai đoạn 2021-2025 đáp ứng các tiêu chí và nguyên tắc chuyển đổi của Kế hoạch số 1876/KH-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2019 của UBND tỉnh và phù hợp với các tiêu chí của VietGAP; tổ chức sản xuất các vùng thực hiện dự án theo quy trình VietGAP. Đầu tư thâm canh để nâng cao năng suất, chất lượng; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo lợi ích cho người sản xuất và người tiêu dùng; chứng nhận mô hình sản xuất ổi đạt tiêu chuẩn VietGAP. Kiểm soát chất lượng và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm; nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

 Nội dung của kế hoạch là: Lựa chọn quy mô địa điểm để xây dựng và thực hiện mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa với tổng diện tích thực hiện: 48,96 ha trong đó cây bưởi: 20,3 ha, cây vải lai U Trứng: 23,92 ha, cây ổi: 4,74 ha; gồm 4 vùng bao gồm trồng bưởi tại phường Châu Giang, thị xã Duy Tiên;  trồng bưởi tại xã An Ninh, huyện Bình Lục; trồng vải lai U Trứng tại xã Nguyễn Úy, huyện Kim Bảng; trồng ổi Đài Loan tại xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm.

 Cơ chế hỗ trợ:Cơ chế hỗ trợ theo quy định của Trung ương và của tỉnh; hỗ trợ sau đầu tư; hỗ trợ trực tiếp sản xuất là 50% vật tư thiết yếu (phân bón, thuốc BVTV, túi bao quả…) đối với toàn bộ diện tích các vùng thực hiện Đề án (48,96 ha); hỗ trợ 100% kinh phí Chứng nhận VietGAP cho mô hình ổi; 100% kinh phí hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật.

Tổ chức thực hiện: Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan thường trực, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh và tổ chức thực hiện Đề án năm 2022. Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án tại cơ sở.Bám sát Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2022 và chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai các hạng mục của Đề án.Chủ trì liên hệ với các đơn vị đủ điều kiện cung cấp vật tư thiết yếu, chứng nhận VietGAP để triển khai cho vùng thực hiện Đề án.

 Giao cho Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Kiểm lâm là đầu mối trực tiếp triển khai thực hiện Đề án theo các nội dung đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

 Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách để thực hiện Đề án. Hướng dẫn thủ tục thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ kịp thời cho hộ dân thực hiện Đề án.

 Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép nguồn vốn xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh, tăng cường công tác xúc tiến thương mại để hỗ trợ sản phẩm quả trên địa bàn tỉnh phát triển trong nước và nước ngoài. Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc tổ chức đánh giá diện tích, sản lượng, thời vụ thu hoạch, xây dựng kịch bản và phương án tiêu thụ đối với sản phẩm. Hỗ trợ các bên tham gia liên kết đảm bảo thực hiện đúng cam kết của hợp đồng liên kết và tiêu thụ các sản phẩm quả trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển thị trường./.


Sở Khoa học và Công nghệ