|
Sản xuất lan hồ điệp theo quy mô công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao |
Ở Hà Nam, sản xuất lan Hồ điệp vẫn mang tính nhỏ lẻ, do người dân chưa nắm được kỹ thuật, chưa mạnh dạn đầu tư. Trước thực trạng này, năm 2013 ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đồng ý cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh triển khai thực hiện dự án “ứng dụng công nghệ tiên tiến xây dựng mô hình sản xuất hoa lan Hồ Điệp theo quy mô công nghiệp tại Bình Lục - Hà Nam”. Mục tiêu của dự án là: Xây dựng mô hình sản xuất hoa lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp với diện tích 504m2 đạt thu nhập từ 350 - 500 triệu đồng/1000m2/năm; Chuyển giao các quy trình công nghệ sản xuất hoa lan thương phẩm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Tổ chức đào tạo, tập huấn cho các hộ nông dân về phương thức tổ chức thực hiện triển khai mô hình ứng dụng công nghệ cao vào trồng hoa; Từng bước tạo lập thị trường tiêu thụ hoa ổn định, tạo mối liên kết giữa 4 nhà, tự hạch toán theo cơ chế thị trường.
1. Xây dựng mô hình
Cơ quan chủ trì đã chọn Công ty Cổ phần Klinh tại xã Vũ Bản - huyện Bình Lục - tỉnh Hà Nam là đơn vị tham gia dự án. Ngay sau đó, Ban chủ nhiệm dự án tiến hành xây dựng mô hình nhà lưới với diện tích 504m2, được xây dựng đúng theo thiết kế ban đầu, lắp đặt đầy đủ thiết bị máy móc, có thể điều khiển được điều kiện tiểu khí hậu và phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây lan Hồ điệp qua các giai đoạn khác nhau.
Các giống lan Hồ điệp đưa vào mô hình gồm: LVR2, LVR4, Tiểu kiều tím, Ban mai hồng, Tím mười giờ là những giống hoa mới, màu sắc đẹp, chất lượng tốt, chịu được thâm canh, có thể áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, được thị trường ưa chuộng và phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương. Hầu hết được thử nghiệm thành công tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả và một số địa phương khác.
2. Tình hình sinh trưởng của cây lan hồ điệp trong nhà lưới
Năm 2013, đơn vị chủ trì đưa những giống lan hồ điệp vào mô hình gồm 2 chủng loại: cây 18 tháng tuổi với số lượng 15.000 cây cho ra hoa cuối năm 2013 và cây 6 tháng tuổi với số lượng 10.000 cây cho ra hoa cuối năm 2014. Đến năm 2014, bổ sung thêm 10.000 cây 6 tháng tuổi để tiếp tục đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và hiệu quả của các giống hoa lan hồ điệp đưa vào mô hình. Để xử lý phân hóa mầm hoa đơn vị phải chuyển hoa lên Cao nguyên Mộc Châu - Sơn La. Sau khi mầm hoa được 5 - 10 cm thì mang về để tiếp tục chăm sóc, điều khiển nở hoa và đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của cây.
Các giống lan đưa vào mô hình có tỷ lệ sống tương đối cao dao động từ 95,5 - 97,8%, số lá phát triển tốt, đồng đều. Qua theo dõi các chỉ tiêu về tỷ lệ cây có mầm hoa và số lượng mầm hoa/cây cả 5 giống đều cho kết quả tốt trong đó tím mười giờ đạt tỷ lệ cây có mầm hoa cao nhất, thấp nhất là giống tiểu kiều tím, được hể hiện ở năm đầu tỷ lệ bật mầm dao động từ 93 - 97%, số mầm hoa là 1,0 - 1,4 mầm/cây. Năm thứ hai, tỷ lệ bật mầm của các giống có cao hơn, đạt 96,0 - 97,4%, số mầm hoa khá đồng đều, dao động từ 1,05 - 1,20 mầm hoa/cây.
Trên cơ sở theo dõi các chỉ tiêu đánh đánh giá chất lượng hoa của các giống lan hồ điệp thông qua mô hình đều cho kết quả khả quan, năm sau cao hơn năm trước, được thể hiện ở bảng sau:
Chỉ tiêu chất lượng hoa của các giống hồ điệp
|
Năm 2013
|
Năm 2014
|
Giống
|
CD cành hoa
(cm)
|
Số hoa/
cành
(hoa)
|
ĐK hoa
(cm)
|
Độ bền cành hoa (ngày)
|
Giá bán TB
(nghìn
đồng)
|
CD cành hoa
(cm)
|
Số hoa/
cành
(hoa)
|
ĐK hoa
(cm)
|
Độ bền cành hoa (ngày)
|
Giá bán TB
(nghìn
đồng)
|
LVR2
|
58,3
|
8,6
|
8,12
|
62
|
100
|
60,1
|
9,0
|
8,20
|
63
|
100
|
LVR4
|
56,2
|
7,9
|
8,26
|
57
|
100
|
56,8
|
8,4
|
8,29
|
59
|
100
|
Tiểu kiều tím
|
50,8
|
8,0
|
6,52
|
48
|
90
|
51,5
|
8,1
|
7,53
|
48
|
90
|
Ban mai hồng
|
55,3
|
7,5
|
7,48
|
50
|
90
|
56,7
|
7,6
|
7,50
|
52
|
95
|
Tím mười giờ
|
55,6
|
7,4
|
7,85
|
52
|
95
|
57,6
|
7,5
|
7,88
|
55
|
95
|
Động thái tăng trưởng chiều dài mầm hoa là một trong những chỉ tiêu quyết định đến chất lượng hoa thương phẩm sau này. Từ kết quả bảng 1, với chiều dài cành hoa dao động từ 50,8 - 60,1cm của các giống trong hai năm cho thấy các giống lan đều đảm bảo cho cành hoa đạt chất lượng tốt, trong đó giống có chiều dài cành hoa lớn nhất là LVR2, thấp nhất là giống tiểu kiều tím. Số hoa/cành của các giống tương đối đồng đều. Về đường kính cành hoa, độ bền của hoa thì giống LVR2 và LVR4 cao hơn hẳn, các giống còn lại tương đương nhau.
Về chỉ tiêu theo dõi sâu bệnh, nhìn chung các giống đưa vào mô hình chống chịu sâu bệnh khá tốt chỉ bị nhiễm nhện, rệp ở mức nhẹ, nhiễm đốm đen ở mức nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, lại bị bệnh thối nhũn vi khuẩn nặng hơn, đặc biệt vào các tháng mùa hè, nhiệt độ cao, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều (tháng 5 - 8) gây ra chết một số cây, giống tiểu kiều tím và giống tím mười giờ bị nhiễm nặng nhất.
Với kết quả thu được của mô hình cho thấy các giống lan đều đạt chất lượng tốt, trong đó giống LVR2 và LVR4 có phần nổi trội hơn. Từ số liệu theo dõi các giống hoa lan hồ điệp, hầu hết các chỉ tiêu của năm 2014 của đều cao hơn so với năm 2013 về tỷ lệ bật mầm, chiều dài cành, số hoa/cành, độ bền hoa... điều này cho thấy tính ổn định của mô hình, sự đúc rút kinh nghiệm sản xuất lan qua hai năm thực hiện. Giá bán trung bình của tất cả các giống ở mức 90.000 - 100.000 đồng/cây, đều được tiêu thụ hết, thu được lợi nhuận từ mô hình 300 - 350 triệu đồng/năm. Cũng chính vì hiệu quả trên, đầu năm 2015 Công ty CP Klinh đã tự đầu tư 15.000 cây lan Hồ điệp 6 tháng tuổi để cho ra hoa vào Tết nguyên đán 2016, cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng thị trường
3. Chuyển giao công nghệ
Dựa trên quy trình của Viện Nghiên cứu Rau quả, căn cứ vào các kết quả thực hiện trong quá trình triển khai dự án, Trung tâm đã hoàn thiện các quy trình sản xuất lan Hồ điệp phù hợp với tỉnh Hà Nam. Tiến hành chuyển giao cho đơn vị tham gia, tổ chức đào tạo chuyên sâu cho công nhân kỹ thuật của Công ty CP Klinh, tổ chức tập huấn kỹ thuật cho cán bộ địa phương và người dân tại địa bàn dự án về kỹ thuật trồng một số chủng loại hoa lan.
4. Xúc tiến thị trường tiêu thụ sản phẩm
Khi chuẩn bị có sản phẩm để tiêu thụ, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây cảnh đã kết hợp với đơn vị tiếp nhận dự án tăng cường quảng bá sản phẩm: thuê gian hàng tại trung tâm huyện, tỉnh để giới thiệu và bán sản phẩm hoa của dự án tới đông đảo người tiêu dùng, từng bước tạo lập thị trường, đưa tin trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình địa phương, đăng tải trên trang website của doanh nghiệp. Đơn vị tiếp nhận mô hình đã chủ động xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm tại các trung tâm thương mại trong và ngoài tỉnh. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân đến tận mô hình để tìm mua sản phẩm chính vì thế sản phẩm của dự án trong 2 năm thực hiện luôn tiêu thụ được hết với giá cả ổn định.
5. Kết luận
Qua kết quả hai năm triển khai mô hình dự án đã mang lại hiệu quả cả về kinh tế và xã hội. Có thể thấy rằng hầu hết các giống hoa đưa vào mô hình áp dụng theo quy trình kỹ thuật được chuyển giao đều sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng hoa cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Dự án cũng làm tốt công tác xúc tiến thị trường, là cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa 4 nhà góp phần tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp và hiệu quả kinh doanh. Với việc xây dựng được mô hình sản suất hoa lan hồ điệp ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới thành công sẽ tạo cơ sở để nhân rộng mô hình và đây cũng là mô hình điểm để tham quan và học hỏi kinh nghiệm sản xuất tạo tiền đề, xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao cho các địa phương trong tỉnh./.