Các nhà nghiên cứu của Trường Y Đại học Pittsburgh tiết lộ các tế bào nhớ (memory T cells) không tuần hoàn, có chức năng chính là cung cấp bảo vệ cục bộ chống lại sự tái nhiễm trùng, góp phần vào việc thải ghép mãn tính. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Immunology.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng "tế bào nhớ cư trú ở mô" này có hại trong trường hợp các kháng nguyên mà tế bào nhận biết được tồn tại trong cơ thể một thời gian dài, chẳng hạn như trong trường hợp cấy ghép nội tạng hoặc mô. Phát hiện này là bước quan trọng trong việc cải thiện liệu pháp giúp ngăn ngừa đào thải nội tạng ở những người được cấy ghép.
Tác giả nghiên cứu, Martin Oberbarnscheidt, cho biết: “Tế bào nhớ (memory T cells) cư trú ở mô có chức năng giám sát. Nếu những tế bào này gặp phải cùng một mầm bệnh nhiều lần, chúng có thể giúp nhanh chóng loại bỏ nó, việc nghiên cứu những tế bào này trong quá trình cấy ghép giúp chúng ta biết được điều gì sẽ xảy ra khi kháng nguyên vẫn tồn tại - là cơ quan cấy ghép mới là mô lớn, không giống như nhiễm trùng, sẽ tồn tại trong cơ thể một thời gian dài”.
Các nhà miễn dịch học và bác sĩ phẫu thuật cấy ghép từ lâu đã biết rằng tế bào nhớ (memory T cells) - một tập hợp con của các tế bào miễn dịch trung tâm cho sự phát triển của miễn dịch có được - đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải cấp tính cơ quan được cấy ghép. Nhưng cho đến nay, vai trò của tế bào nhớ thường trú trong việc thải ghép vẫn bị bỏ qua.
Tác giả chính Khodor Abou-Daya, biết: “Tế bào nhớ cư trú biến việc bảo vệ chống lại nhiễm trùng thành vấn đề trong bối cảnh cấy ghép khi tế bào nhớ hiện diện ở giai đoạn mãn tính của quá trình đào thải ghép thận, nhưng không ai biết liệu các tế bào này có hoạt động hay không”.
Sử dụng mô hình ghép thận trên chuột, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, theo thời gian, tế bào nhớ đã được kích hoạt xâm nhập vào hình thái cơ quan được cấy ghép vào tế bào nhớ cư trú. Phẫu thuật kết nối lưu thông máu của hai con chuột, cả hai đều được ghép thận giống hệt nhau, tế bào nhớ được hình thành trong cơ quan được cấy ghép sẽ không di chuyển từ chuột này sang chuột khác. Tương tự, nếu một quả thận được cấy ghép sau đó được lấy ra và cấy ghép lại lần nữa cho một con chuột khác, tế bào nhớ cư trú vẫn ở trong quả thận được cấy ghép và không phát tán ra bất kỳ nơi nào khác trong cơ thể người nhận, do đó các tế bào này sẽ nằm trong mô vĩnh viễn. Điều đáng chú ý là, mặc dù có sự hiện diện của kháng nguyên phổ biến, tế bào nhớ cư trú trong mô này không trở nên "cạn kiệt", như thường xảy ra với tế bào nhớ này trong các bệnh nhiễm trùng mãn tính và trong khối u. Thay vào đó, tế bào vẫn hoạt động, tăng sinh và tạo ra các tín hiệu duy trì phản ứng miễn dịch kéo dài.
Abou-Daya cho biết: Có một giả định rằng tế bào nhớ trong các cơ quan hoặc mô được cấy ghép đã suy yếu và rối loạn chức năng và có thể không góp phần đáng kể vào việc đào thải mô. Nghiên cứu cho thấy, tế bào nhớ thường trú trong mô có chức năng và khả năng phá hủy. Việc nhắm mục tiêu cụ thể vào các tế bào này có thể cải thiện kết quả cấy ghép lâm sàng trong khi duy trì khả năng chống lại nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch, giảm tác dụng phụ của các liệu pháp ức chế miễn dịch toàn thân hiện tại.
Đ.T.V (NASATI), theo https://medicalxpress.com/news/2021-03-immune-cells-contribute-transplant.html, 19/3/2021