Chương trình khoa học công nghệ KC.01/16-20 về “Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ chính phủ điện tử” do Cơ quan chủ trì Trung tâm CNTT và Truyền thông Quang Nam cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài ThS. Phạm Hồng Quang thực hiện với mục tiêu: Xây dựng hệ thống phần mềm cung cấp dịch vụ hành chính công trên cơ sở nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và hướng tới khả năng nhân rộng áp dụng ở nhiều địa phương trong cả nước; Triển khai và đánh giá kết quả ứng dụng tại tỉnh Quảng Nam để làm điển hình, từ đó nhân rộng áp dụng ở nhiều địa phương có điều kiện tương đồng khác trong cả nước.
Sản phẩm đề tài sẽ triển khai thử nghiệm, áp dụng vào thực tiễn qua phương án phối hợp với đối tác triển khai, cài đặt, cấu hình LGSP phục vụ thử nghiệm hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công tại Trung tâm Dịch vụ Hành chính công, Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND TP. Tam Kỳ, các Xã của thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Đồng thời thử nghiệm kết nối hệ thống của VNPOST để triển khai Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg. Đề tài thử nghiệm kết nối dịch vụ dữ liệu về bảo hiểm xã hội và kinh doanh xăng dầu trên NGSP, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia ngành bảo hiểm xã hội về sổ bảo hiểm, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia ngành công thường về lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Kết quả thử nghiệm sẽ phản ánh rõ nhất chất lượng sản phẩm của đề tài. Nhóm nghiên cứu cũng tìm kiếm một đơn vị có chức năng kiểm định phần mềm được Bộ TTTT công nhận để đánh giá các chức năng phần mềm theo đúng thuyết minh đề tài đã phê duyệt.
Đề tài khoa học và công nghệ cấp nhà nước “Nghiên cứu xây dựng phần mềm cung cấp dịch vụ hành chính công cấp tỉnh trên cơ sở nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu cấp tỉnh (LGSP)”, mã số KC.01.03/16-20 thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020: “Nghiên cứu các công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử” được thực hiện trong thời gian hợp đồng 24 tháng từ 10/2017 đến hết tháng 9/2020, gia hạn 5 tháng đến tháng 2/2020. Đến thời điểm hiện tại, đề tài đã đạt được các kết quả chính bao gồm:
- Xây dựng và thử nghiệm thành công sản phẩm chính của đề tài là phần mềm cung cấp dịch vụ HCC cấp tỉnh trên cơ sở nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) cho tỉnh Quảng Nam. Hệ thống phần mềm đã được thử nghiệm ATP test tại phòng lab bởi Trung tâm Chính phủ điện tử - Cục Tin học hóa, Bộ TTTT và được chứng nhận đạt các chức năng và hiệu năng như thiết kế và triển khai thử nghiệm thực tế thành công tại 03 sở là: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, TP Tam Kỳ và Trung tâm HCC và XTĐT tỉnh Quảng Nam với số bộ TTHC được triển khai là 94 TTHC trong đó số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 20, số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 là 65 TTHC, 9 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Bên cạnh đó, với mô hình kết hợp các dịch vụ HCC không kết nối liên thông qua LGSP trên các hệ thống hiện có, hệ thống còn cung cấp 1554 dịch vụ HCC cấp tỉnh, 296 dịch vụ HCC cấp huyện và 159 dịch vụ HCC cấp xã (Chi tiết xem Danh mục 1500 TTHC tỉnh Quảng Nam kèm theo).
- Hoàn thiện bộ tài liệu kèm theo, bao gồm báo cáo tổng hợp của đề tài (tài liệu này) và 09 báo cáo là sản phẩm loại 2 của đề tài. - Xuất bản 02 bài báo đăng trên Tạp chí Thông tin và Truyền thông - Đào tạo 03 thạc sỹ, tham gia đào tạo 01 tiến sỹ.
Để triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu đã phân tích, nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực tiễn cung cấp dịch vụ HCC ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng. Đề tài đã nghiên cứu mô hình cung cấp dịch vụ HCC và hiện trạng triển khai cung cấp dịch vụ HCC tại Việt Nam. Nghiên cứu mô hình cung cấp dịch vụ HCC trên cơ sở nền tảng LGSP và đề xuất mô hình phần mềm cung cấp dịch vụ HCC cho Quảng Nam trên cơ sở nền tảng LGSP. Sau đó, nhóm đề tài đã phân tích và đề xuất các yêu cầu đối với việc cung cấp dịch vụ HCC, hệ thống cung cấp dịch vụ HCC và đề xuất yêu cầu với hệ thống cung cấp dịch vụ HCC.
Trên cơ sở phân tích các yêu cầu, nhóm đề tài đã thiết kế hệ thống phần mềm, phân tích đề xuất yêu cầu với các phân hệ chính của hệ thống cung cấp dịch vụ HCC, thiết kế hệ thống HCC tập trung cung cấp dịch vụ công dựa trên nền tảng LGSP và thiết kế 326 CSDL. Các nội dung thiết kế kho dữ liệu phục vụ cho lớp thông tin báo cáo, phân tích, thiết kế các giao diện giao tiếp giữa các lớp trong kiến trúc được xác định và thiết kế giao diện người dùng cũng được triển khai thực hiện.
Đề tài đã triển khai phân tích, đánh giá, lựa chọn các vấn đề về công nghệ, kỹ thuật và tài nguyên cần thiết cho hệ thống, các kiến trúc hệ thống, kiến trúc độc lập công nghệ. Xác định các thành phần theo Khung Kiến trúc CPĐT VN bản 1.0. Nghiên cứu, phân tích, đề xuất mô hình hệ thống phần mềm hành chính công Quảng Nam trên nền tảng LGSP. Khảo sát hiện trạng dịch vụ hành chính công trực tuyến ở Quảng Nam. Đánh giá mức độ cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến tại các Sở, ban, ngành và Huyện, thị xã, thành phố của Quảng Nam và đề xuất các yêu cầu đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu kỹ thuật.
Đề tài đã đề xuất các yêu cầu đảm bảo kết nối LGSP và NGSP và yêu cầu về định dạng dữ liệu, cũng như về yêu cầu đáp ứng các quy trình nghiệp vụ. Đề tài cũng đã phân tích, đề xuất mô hình hệ thống phần mềm hành chính công Quảng Nam trên cơ sở nền tảng LGSP. Từ đó đề xuất khung kiến trúc LGSP theo hướng dẫn của Bộ TTTT và đề xuất các thành phần chính trong kiến trúc LGSP. Đồng thời, đề xuất thiết kế, triển khai theo mô hình kiến trúc hướng dịch vụ SOA. Đề tài đã nghiên cứu, phân tích yêu cầu hệ thống cung cấp dịch vụ HCC dựa trên nền tảng LGSP và phân tích yêu cầu hệ thống cung cấp dịch vụ HCC Quảng Nam dựa trên nền tảng LGSP. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống và kết nối dịch vụ hành chính công từ Trung tâm HCC của tỉnh đến các phường, xã; mô hình phân lớp, kết nối, trao đổi dữ liệu của hệ thống cung cấp dịch vụ HCC. Xây dựng mô hình thiết kế phần quản trị hệ thống cung cấp dịch vụ HCC tỉnh Quảng Nam.
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17697/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Đ.T.V (NASATI)