Skip Ribbon Commands
Skip to main content

DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH

Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công  
DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH

DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐANG TIẾN HÀNH​

SttTên nhiệm vụCấp quản lýMục tiêu Thời gian thực hiện
Bắt đầuKết thúc
IDANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT NĂM 2021
1

Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi vịt chuyên thịt bố mẹ (trống CT12, mái CT34) và con lai thương phẩm CT1234 an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Hà Nam

 

Cấp Bộ

- Mục tiêu chung: Ứng dụng thành công tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển chăn nuôi vịt chuyên thịt bố mẹ (trống CT12, mái CT34) và con lai thương phẩm CT1234 theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

- Mục tiêu cụ thể:

+Chuyển giao và tiếp nhận 6 quy trình kỹ thuật chăn nuôi, thú y phòng bệnh, ấp nở vịt bố mẹ sinh sản và vịt thương phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

+ Xây dựng được 01 mô hình nuôi vịt bố mẹ sinh sản tại trang trại của doanh nghiệp với quy mô 2.000 vịt mái sinh sản.

+ Xây dựng được mô hình nuôi vịt mái sinh sản tại 04 hộ chăn nuôi với quy mô 1.000 con.

+ Xây dựng mô hình nuôi vịt thương phẩm với quy mô 20.000 con, trong đó mô hình tại trang trai của doanh nghiệp là 14.000 con, mô hình tại các hộ chăn nuôi với quy mô 6.000 con/20 hộ.

+ Đào tạo tập huấn: đào tạo được 7 kỹ thuật viên, tập huấn cho 150 lượt người.

 

01/2022 6/2024
2Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi Ba ba gai thương phẩm (Trionyx steinachderi) trên địa bàn tỉnh Hà NamCấp Bộ

- Mục tiêu chung: Ứng dụng thành công các công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm Ba ba gai trên địa bàn tỉnh Hà Nam nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao trong nuôi trồng thủy sản, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Mục tiêu cụ thể

+ Chuyển giao và tiếp nhận thành công các quy trình công nghệ: quy trình kỹ thuật sinh sản, ương nuôi ba ba giống; quy trình sản xuất ba ba gai thương phẩm trong ao phù hợp với điều kiện tỉnh Hà Nam.

+ Xây dựng mô hình sản xuất giống Ba ba gai giống tại trang trại của đơn Công ty TNHH MK, quy mô 2.000 con Ba ba gai bố mẹ, sản xuất và ương nuôi được 20.000 con giống, kích cỡ 80-100g/con, tỷ lệ sống đạt > 85%.

+ Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm Ba ba gai trong ao tại 05 hộ dân, quy mô diện tích 10.000 m2, tỷ lệ sống đạt 85% trở lên, trọng lượng bình quân đạt 2,5 kg/con/30 tháng nuôi, sản lượng 42,5 tấn Ba ba gai thương phẩm.

+ Đào tạo được 5 kỹ thuật viên nắm vững các quy trình, kỹ thuật sinh sản, ương nuôi giống, sản xuất thương phẩm trong ao phù hợp với điều kiện tỉnh Hà Nam và tập huấn cho 100 lượt người dân nắm được các kỹ năng thực hành kỹ thuật.

 

01/2022 6/2024
3Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi lợn cái siêu sản LRVCN-MS15 và YVCN-MS15 tại tỉnh Hà NamCấp Bộ

- Mục tiêu chung: Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình chăn nuôi lợn cái siêu sinh sản LRVCN-MS15 và YVCN-MS15 tại tỉnh Hà Nam

- Mục tiêu cụ thể:

+ Tiếp nhận và làm chủ các quy trình công nghệ: Quy trình chăn nuôi lợn chờ phối; Quy trình chăn nuôi lợn nái mang thai; Quy trình chăn nuôi lợn nái nuôi con;Quy trình kỹ thuật phối giống; Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng lợn thương phẩm; Quy trình thú y, xử lý chất thải và xác chết lợn.

+Xây dựng 01 mô hình chăn nuôi lợn sinh sản bố mẹ và lợn thương phẩm: 200 lợn nái và 5 lợn đực (số con cai sữa/nái/năm ≥ 27 con) và 100 lợn thương phẩm;

+ Xây dựng 15 mô hình vệ tinh chăn nuôi lợn thương phẩm có tăng khối lượng ≥800g/ngày. Quy mô/mỗi mô hình là 100 – 200 lợn thương phẩm.

- Đào tạo được 5 kỹ thuật viên cơ sở, tập huấn kỹ thuật được 100 lượt người dân.

 

01/2022 6/2024
IIDANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT NĂM 2022
1

Giải pháp thúc đẩy sản xuất hàng hoá nông nghiệp quy mô lớn tại tỉnh Hà Nam

 

Cấp Tỉnh

- Mục tiêu

+ Đánh giá nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Nam;

+ Đề xuất mô hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất hàng hóa nông nghiệp quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam

01/2022

 

12/2023

 

2

Giải pháp phát triển dịch vụ Logistics tại Tỉnh Hà Nam

 

Cấp Tỉnh

- Mục tiêu chung:Phát triển dịch vụ logistics nhằm thu hút vốn đầu tư, phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm cho người lao động tại tỉnh Hà Nam

- Mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển dịch vụ Logistics.

+ Thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kết nối dịch vụ Logistics cho tỉnh Hà Nam cũng như kết nối với các tỉnh bạn tạo thành chuỗi cung ứng khép kín.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, phát triển dịch vụ Logistics tại Tỉnh Hà Nam.

+ Xây dựng các kế hoạch hỗ trợ đào tạo thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao Logistics cho tỉnh Hà Nam.

+ Tạo tiền để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp Tỉnh, giúp Hà Nam trở thành điểm sáng thu hút vốn đầu tư của cả nước.

01/2022

 

12/2023

 

3

Ứng dụng công nghệ IoT trong giám sát các chỉ số môi trường hỗ trợ khả năng sinh trưởng của cây chuối ngự Đại Hoàng tại huyện Lý Nhânphục vụ phát triển nông nghiệp thông minh tỉnh Hà Nam

 

Cấp Tỉnh

- Mục tiêu chung: Ứng dụng IoT vào nông nghiệp nhằm tăng cường năng suất và chất lượng, giảm thiểu chi phí sản xuất của cây chuối ngự Đại Hoàng nhằm nâng cao giá trị kinh tế sản xuất, hỗ trợ cải thiện đời sống của người nông dân trên địa bản tỉnh Hà Nam.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Nghiên cứu xây dựng mạng lưới cảm biến giám sát các chỉ số môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, độ ẩm trong đất, độ pH trong đất) hỗ trợ sinh trưởng của cây chuối ngự Đại Hoàng, đồng thời hỗ trợ người nông dân theo dõi tốt hơn quá trình sinh trưởng của cây chuối ngự Đại Hoàng để nâng cao năng suất và giảm thiểu chi phí sản xuất tại huyện Lý Nhân.

+ Xây dựng hệ thống WebGIS trực tuyến cung cấp bản đồ phân bố khu vực trồng chuối ngự Đại Hoàng trên địa bàn huyện Lý Nhân và các thông tin từ cảm biến nhằm làm cơ sở cho việc nâng cao tính hiệu quả về năng suất và chất lượng trong việc trồng cây chuối ngự Đại Hoàng trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Từ đó, góp phần nâng cao giá trị kinh tế nông nghiệp của tỉnh và làm nên tảng thí điểm để phát triển nông nghiệp thông minh, cũng như hỗ trợ sử dụng bền vững đất nông nghiệp cho tỉnh Hà Nam trong tương lai.

01/2022

 

12/2023

 

4

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris tại tỉnh Hà Nam

 

Cấp Tỉnh

- Mục tiêu chung: Ứng dụng Khoa học kỹ thuật xây dựng được mô hình sản xuất theo quy trình khép kín từ nhân giống, sản xuất hàng hoá thương phẩm, chế biến thành phẩm nấm Đông trùng hạ thảo.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Chuyển giao và tiếp nhận thành công các quy trìnhcông nghệ nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo.

+ Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo loài Cordyceps militaris tại tỉnh Hà Nam đạt sản phẩm chất lượng cao, hiệu quả kinh tế.

+ Xây dựng mô hình thu hoạch và chế biến nấm ĐTHT.

+ Áp dụng được quy trình kỹ thuật nuôi trồng quả thể nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris tại tỉnh Hà Nam, có khả năng chuyển giao quy trình kỹ thuật cho người dân và các đơn vị sản xuất có nhu cầu.

+ Đào tạo được 08 cán bộ kỹ thuật chuyên sâu về công nghệ sản xuất giống, sản xuất nấm Đông trùng hạ thảo thương phẩm theo quy mô hàng hoá; tập huấn các cơ sở hoặc cá nhân các hộ có nhu cầu nuôi trồng nấm ĐTHT.

 

01/2022

 

12/2023

 

5Thực trạng định hướng và giải pháp ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến 2030Cấp Tỉnh

- Mục tiêu chung: Đề tài tập trung đánh giá thực trạng định hướng và nhận diện các yếu tố tác động đến ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Hà Nam. Đây là cơ sở để kiến nghị các giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn liền với CMCN 4.0 trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hệ thống hoá luận cứ khoa học về vai trò của phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ đến hiệu quả kinh tế, xã hội ở một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam.

+ Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Hà Nam;

+ Xây dựng bộ tiêu chí và công cụ đánh giá các yếu tố tác động đến ngành công nghiệp hỗ trợ tại tỉnh Hà Nam.

+ Đề xuất các giải pháp ưu tiên phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

01/2022

 

12/2023

 

6Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0Cấp Tỉnh

-  Luận giải cơ sở lý luận về cách mạng công nghệ 4.0, nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, các tiêu chí đánh giá phát triển nhân lực. Đề xuất khung phân tích về phát triển nguồn nhân lực  tỉnh Hà Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0;

- Đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam, đồng thời đánh giá sự phù hợp của nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Đưa ra một số giải pháp khuyến nghị và điều kiện cụ thể để phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

01/2022

 

12/2023

 

7Đánh giá thực trạng cấp cứu, tử vong sơ sinh, đề xuất biện pháp can thiệp nâng cao chất lượng chăm sóc, cấp cứu và chuyển giao kỹ thuật hỗ trợ hô hấp cơ bản tại tỉnh Hà NamCấp Tỉnh

- Khảo sát thực trạng cấp cứu, tử vong sơ sinh và tình hình nhân lực, trang thiết bị, thuốc cho cung cấp dịch vụ chăm sóc sơ sinh tại các bệnh viện tỉnh và huyện trong toàn tỉnh Hà Nam.

- Thực hiện can thiệp đào tạo nâng cao kiến thức và thực hành cấp cứu sơ sinh tại các tuyến bệnh viện của tỉnh Hà Nam.

- Đánh giá hiệu quả ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật thở máy ở trẻ sơ sinh tại tỉnh Hà Nam.

01/2022

 

12/2023

 

8Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2030Cấp Tỉnh

- Mục tiêu chung:Đánh giá được thực trạng, tiềm năng phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Hà Nam đặc biệt chú trọng đến phát triển doanh nghiệp số với các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp nước ngoài đến năm 2030.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Cơ sở lý luận, kinh nghiệm thực tiễn về kinh tế số và phát triển kinh tế số.

+ Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế số áp dụng cho tỉnh Hà Nam.

+ Đánh giá thực trạng, tiềm năng phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

+ Quan điểm, định hướng và các giải pháp phát triển kinh tế số đặc biệt là phát triển doanh nghiệp số tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2030

12/202211/2024
9Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể nón lá An Khoái - Văn Quán dùng cho sản phẩm nón lá của xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà NamCấp Tỉnh

- Mục tiêu chung:Triển khai các hoạt động nhằm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm nón lá thôn An Khoái và thôn Văn Quán dưới hình thức nhãn hiệu tập thể. Xây dựng mô hình quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể nón lá An Khoái - Văn Quán; xúc tiến thương mại cho sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị kinh tế và danh tiếng của sản phẩm trên thị trường, giữ gìn và phát huy giá trị sản phẩm của địa phương.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Xác định các tiêu chí, đặc tính của sản phẩm nón lá An Khoái - Văn Quán, từ đó xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm;

+ Xây dựng hệ thống công cụ quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể nón lá An Khoái - Văn Quán sau khi được cấp văn bằng bảo hộ;

+ Xây dựng và vận hành có hiệu quả mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể nón lá An Khoái - Văn Quán;

+ Xúc tiến thương mại cho sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể nón lá An Khoái - Văn Quán.

12/202211/2024
10Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận vải lai U trứng Kim Bảng dùng cho sản phẩm vải quả của huyện Kim Bảng, tỉnh Hà NamCấp Tỉnh

- Mục tiêu chung:Triển khai các hoạt động nhằm bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sản phẩm vải lai U trứng Kim Bảng dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận. Xây dựng mô hình tổ chức quản lý nhãn hiệu chứng nhận vải lai U trứng Kim Bảng; xúc tiến thương mại cho sản phẩm vải lai u trứng Kim Bảng, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, danh tiếng của sản phẩm trên thị trường.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Xây dựng bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận vải lai U trứng Kim Bảng và được Cục Sở hữu cấp văn bằng bảo hộ;

+ Xây dựng hệ thống công cụ quản lý, kiểm soát nhãn hiệu chứng nhận và chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận vải lai U trứng Kim Bảng sau khi được cấp văn bằng bảo hộ;

+ Xây dựng được mô hình tổ chức quản lý hệ thống nhãn hiệu chứng nhận trên thực tế. Nhãn hiệu chứng nhận vải lai U trứng Kim Bảng được khai thác và quản lý có hiệu quả trên thực tế.

+ Xúc tiến thương mại cho sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận vải lai U trứng Kim Bảng.

12/202211/2024
11Xây dựng và áp dụng hệ thống phần mềm ISO điện tử theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của một số cơ quan hành chính nhà nướctrên địa bàn tỉnh Hà NamCấp Tỉnh

Mục tiêu

Xây dựng hệ thống ISO điện tử tại một số cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Nam nhằm chuyển đổi hình thức thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2015 từ truyền thống sang điện tử đảm bảo sự ổn định, thống nhất, an toàn thông tin trên môi trường mạng, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc và trao đổi văn bản điện tử của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

12/202211/2024​

Sở Khoa học và Công nghệ