Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tổ chức đón Tết Nguyên đán Nhân Dần 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Tin tức sự kiện  
Tổ chức đón Tết Nguyên đán Nhân Dần 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Để tổ chức cho Nhân dân đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ phát triển sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực, vừa qua, UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn tỉnh Hà Nam, trong đó khẩn trương chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành ph:Chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống đại dịch Covid- 19, tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác, thực hiện nghiêm thông điệp 5K; Tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội và bắn pháo hoa nổ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, chỉ tổ chức lễ hội trong dịp Tết khi có văn bản đồng ý của UBND tỉnh; Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, đồng thời tổ chức tốt việc thăm hỏi, tặng quà cho người nghèo, đối tượng chính sách, người già, neo đơn, công nhân, người lao động, lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch trên địa bàn để mọi người đều được vui xuân đón Tết; Quán triệt, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, không tổ chức đi thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công vào các hoạt động trái quy định; không tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan. Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và những điều đảng viên không được làm; Ngay sau kỳ nghỉ Tết, các cơ quan, tổ chức, đơn vị khẩn trương tập trung giải quyết, xử lý công việc, không để chậm trễ gây ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao và hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Sở Công Thươngchủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức tốt hệ thống kênh bán lẻ, đảm bảo thông suốt từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới kinh doanh, tham gia bình ổn thị trường, giá cả, chuẩn bị tốt các mặt hàng thiết yếu đảm bảo chất lượng để cung ứng kịp thời, đầy đủ cho nhân dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát; Chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp bảo đảm nguồn cung xăng dầu, nguyên vật liệu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán.

- Cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với lực lượng chức năng: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh; hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng; vi phạm vệsinh an toàn thực phẩm, hàng hóa gian lận nguồn gốc xuất xứ; chú trọng kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng theo giá niêm yết, chống đầu cơ, găm hàng tăng giá bất hợp lý nhất là các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và mặt hàng y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:Chỉ đạo và có biện pháp giúp doanh nghiệp, người sử dụng lao động trên địa bàn thực hiện duy trì việc làm, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 để người lao động yên tâm làm việc, người sử dụng lao động ổn định sản xuất, kinh doanh. Tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bảo đảm mọi trẻ em đều được đón Tết vui tươi, đầm ấm, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em trong dịp Tết Nguyên đán.

- Công ty Điện lực Hà Nam: Rà soát kế hoạch cung cấp điện, đảm bảo cung ứng điện thường xuyên, liên tục và an toàn, cung ứng đủ điện cho sản xuất, sinh hoạt của người dân và cung cấp điện cho các cơ sở y tế để khám chữa bệnh, không để thiếu điện trong mọi tình huống.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:Chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp, theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh động vật và dịch COVID-19 để kịp thời có phương án bảo đảm nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau quả thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong và sau Tết Nguyên đán, tránh tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

- Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:Tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch COVID-19 và các dịch bệnh có nguy cơ bùng phát trong mùa Đông - Xuân. Chủ động các phương án đáp ứng với các cấp độ dịch COVID-19 nhằm phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly và điều trị phù hợp ngay khi phát hiện ca bệnh; đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, bảo đảm tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả; Tăng cường thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm; Đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, tăng giá hàng loạt.

- Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:Tăng cường công tác điều tiết, tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động vận tải, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp Tết Nguyên đán, không để xảy ra tình trạng người dân không được về quê ăn Tết do không có tàu, xe; bảo đảm linh hoạt, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, vé xe theo quy định.

- Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:Chủ động nắm chắc tình hình cơ sở, kịp thời xử lý có hiệu quả các tình huống phức tạp nổi lên về an ninh, trật tự. Bố trí lực lượng, phương tiện bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, địa bàn trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ; hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông, cháy nổ trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố:Hướng dẫn các địa phương tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần; chỉ tổ chức lễ hội trong dịp Tết khi có văn bản đồng ý của UBND tỉnh (UBND tỉnh báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép đối với những lễ hội thật sự cần thiết) và phải đảm bảo các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã:Thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19". Dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết; tăng cường giám sát dịch bệnh tại các địa bàn, khu vực có nguy cơ cao; tổ chức lực lượng phòng, chống dịch bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra./.

 

Phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Hà Nam

giai đoạn 2022-2030

Nhằm kiểm soát, khống chế thành công dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò, góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND về Phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2022-2030. Theo đó, mục tiêu cụ thể: Tiêm phòng vắc xin VDNC cho trên 80% tổng đàn trâu, bò, bê, nghé (gọi chung là trâu, bò) tại thời điểm tiêm phòng. Chủ động giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát tốt dịch bệnh nhằm giảm số ổ dịch VDNC dưới 10 xã trong năm 2022, các năm tiếp theo giảm 2 xã có dịch và số gia súc mắc bệnh VDNC so với năm liền kề trước đó. Phòng bệnh chủ động, có hiệu quả bằng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc và tiêu diệt các véc tơ truyền bệnh; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.

- Đối tượng tiêm vắc xin: Trâu, bòchưatiêm vắc xin hoặc đã tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ, khoẻ mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm.

- Phạm vi tiêm vắc xin: Hằng năm, tổ chức tiêm vắc xin VDNC đồng loạt cho trâu, bò đảm bảo đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng.Khi có dịch bệnh xảy ra, tổ chức rà soát và tiêm phòng bổ sung vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò (chưa được tiêm vắc xin hoặc đã được tiêm vắc xin VDNC nhưng hết thời gian miễn dịch bảo hộ)trong phạm vi cấp huyện có dịch và các huyện vùng dịch uy hiếp liền kề với địa phương có dịch.

- Thời điểm tiêm vắc xin: Hằng năm, tổ chức 01 đợt tiêm phòng chính vào vụXuân, trước mùa phát triển của các véc tơ truyền bệnh VDNC (như ruồi, muỗi, ve, mòng,...) và tiêm bổ sung hàng tháng cho đàn trâu, bò trong diện tiêm.

*Tổ chức thực hiện:

- Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật các cấp: Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các cấp. Tham mưu cho cấp trên đề xuất các giải pháp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lân thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389): Phối hợp với các ban, ngành liên quan, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với cơ quan thú y các cấp; tập trung tăng cường phối hợp trong công tác kiểm tra, ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp gian lận trong thương mại, buôn bán vắc xin, thuốc thú y giả, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập lậu, không rõ nguồn gốc ra, vào địa bàn tỉnh theo pháp luật hiện hành.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:Là đơn vị đầu mối theo dõi, đôn đốc các Sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai tổ chức, thực hiện Kế hoạch; hằng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tình hình và kết quả thực hiện. Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin truyền thông tổ chức thông tin, tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh VDNC.

- Sở Tài chính: Hàng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.

-Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài chính,Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch bố trí nguồn kinh phí tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh VDNC giai đoạn 2022 - 2030.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch, nghiên cứu các giải pháp khoa học kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống bệnh VDNC.

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:Xây dựng Kế hoạch phòng, chống dịch VDNC của huyện, chủ động ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện; bố trí nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất để chống dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh khi có dịch. Bố trí nguồn kinh phí nêu trong phần cơ chế chính sách thuộc trách nhiệm của cấp huyện.

- Các doanh nghiệp, công ty,cá nhân tham gia chăn nuôi, mua bán, vận chuyển gia súc, sản phẩm từ trâu, bò: Có trách nhiệm kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định, thông báo kịp thời khi phát hiện dịch bệnh, nghi ngờ dịch bệnh với chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y gần nhất, nghiêm cấm tình trạng bán chạy hoặc vứt xác gia súc ốm, chết ra môi trường... và thực hiện các quy định hiện hành khác của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng chống dịch bệnh./.


Sở Khoa học và Công nghệ