Skip Ribbon Commands
Skip to main content

SẢN XUẤT NẤM RƠM TỪ GIÁ THỂ LỤC BÌNH

Liên hiệp hội  
SẢN XUẤT NẤM RƠM TỪ GIÁ THỂ LỤC BÌNH
Một nông dân ở xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An thường được gọi với cái tên gần gũi là ông Hai Thủy, có nghề trồng nấm rơm, tình cờ ông làm rơi một ít meo nấm lên trên đám lục bình khô được kéo lên bờ kênh thì một thời gian sau thấy nấm rơm mọc lên từ đám lục bình này rất nhanh, nấm khá lớn. Từ đó, ông tìm cách thử dùng gốc, rễ, thân, lá lục bình để trồng nấm rơm và đã thành công. 1. Năng suất cao gấp 4 “Dùng giá thể lục bình để trồng nấm rơm là phát hiện rất mới”. kỹ sư Phan Phùng Sanh (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật TPHCM) cho biết như vậy sau khi chứng kiến tận mắt kỹ thuật trồng nấm của ông Hai Thủy. Theo kỹ sư Phan Phùng Sanh, toàn bộ gốc, rễ, lá, thân lục bình phế liệu dùng làm giá thể để trồng nấm rơm rất tốt bởi giữ được độ ẩm lâu, giảm công tưới, tốn ít meo nấm hơn, chất lượng nấm ngon hơn, giòn hơn so với trồng nấm rơm truyền thống, lại giàu dinh dưỡng, không độc tố... Qua thực tế trồng nấm trên giá thể lục bình cho thấy năng suất nấm cao gấp 4 lần trồng trên rơm, rạ bởi rễ lục bình có đến 16 dưỡng chất cần thiết cung cấp cho cây trồng. Kỹ sư Sanh khuyên các nhà nông hãy bắt tay làm thử, chắc chắn sẽ thu hút và giúp ích cho nhiều nhà nông khác làm theo, góp phần xóa đói, giảm nghèo... vì lục bình có sẵn ở nông thôn, chỉ tốn công vớt, băm bèo... và một ít tiền mua meo nấm. Trong khi đó, bã lục bình sau khi thu hoạch nấm sẽ thành phân hữu cơ, dùng để bón cho các loại cây trồng, giảm phân hóa học, làm tơi xốp đất... tạo được trái cây sạch do không có dư lượng phân hóa học. Ngoài ra, bã lục bình còn có thể sản xuất phân hữu cơ vi sinh vô cùng cần thiết cho nhà nông. 2. Cách trồng đơn giản Vấn đề đặt ra là cần chọn giống lục bình tốt, hình thành các vùng nguyên liệu lục bình bền vững do các hợp tác xã quản lý. Lục bình phải đạt chuẩn, theo đó phải có cọng dài (cỡ 60 – 70 cm), dẻo, bền, sản lượng cao. Phải tổ chức quy trình canh tác và thu hoạch lục bình một cách khoa học, bảo đảm liên tục có nguyên liệu tốt, đủ thời gian cho lục bình tái tạo, đồng thời thu dọn gốc, rễ, lá, cọng ngắn của lục bình đã thoái hóa để dùng vào nhiều việc khác.  Qua nghiên cứu thực tế, kỹ sư Phan Phùng Sanh giới thiệu cách trồng nấm trên giá thể lục bình như sau: Gốc, rễ, thân, lá lục bình... đem băm nhỏ có độ dài khoảng 2 – 3 cm, rải thành luống rộng khoảng 1,5 m, chiều dài luống tùy ý nhưng độ dày khoảng 20 – 30 cm. Sau 15 ngày, giá thể đã khô héo là có thể rắc meo nấm rơm rồi dùng  lục bình băm nhỏ hơn phủ một lớp mỏng lên trên sau khi đã gieo meo nấm... Nếu giá thể lục bình còn độ ẩm thì không cần tưới nước. Mùa nắng dùng vòi sen tưới mỗi ngày một lần cho đến khi gần thu hoạch thì ngưng. Sau khi thu hoạch nấm lần thứ nhất, cần đảo trộn và có thể bổ sung khoảng 1/4 giá thể mới tiếp tục rắc meo nấm lần thứ hai./.  
Tập san KH&CN Hà Nam