Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý (CDĐL) là một nhu cầu tất yếu trong quá trình bảo hộ CDĐL, bởi nếu chỉ quan tâm đến việc đăng ký mà coi nhẹ việc quản lý và phát triển thì sẽ không thể phát huy được hiệu quả từ việc đăng ký CDĐL. Không như các đối tượng Sở hữu Công nghiệp khác (Sáng chế, Kiểu dáng...) chỉ thuộc độc quyền của một chủ sở hữu, CDĐL là một tài sản mang tính tập thể nên việc có một tổ chức đứng ra quản lý chung là nhu cầu tất yếu để sử dụng CDĐL có hiệu quả.
Thực tiễn bảo hộ CDĐL ở Châu Âu đã chứng minh tính hiệu quả và đúng đắn của mô hình quản lý và phát triển CDĐL, cụ thể:
- Phát triển CDĐL có ý nghĩa kinh tế quan trọng:
- Phát triển CDĐL sẽ tạo ra giá trị:
- Phát triển CDĐL tác động tích cực đến NN&PTNT
- Phát triển thương mại tự do:
Như vậy, hiệu quả của việc quản lý và phát triển CDĐL nêu trên đã rõ. Tuy nhiên, để xây dựng một mô hình quản lý và phát triển CDĐL hiệu quả với mỗi sản phẩm ở mỗi quốc gia nói chung và mỗi địa phương nói riêng là vấn để cần nghiên cứu để áp dụng vào thực tế. Cụ thể, đối với sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng chưa có các quy chế quản lý cụ thể về các vấn đề sau;
- Hệ thống tổ chức và các văn bản quản lý chi tiết (bên trong, bên ngoài):
- Vùng trồng và giống:
- Quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch và rấm chuối:
- Quản lý chất lượng sản phẩm:
- Quản lý hệ thống nhận diện (logo, nhãn hàng hóa và bao bì...) và truy xuất nguồn gốc QR-code:
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, ThS. Vũ Hữu Cường cùng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp thực hiện đề tài “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng, tỉnh Hà Nam” với mục tiêu hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý bên ngoài và bên trong chỉ dẫn địa lý “Đại Hoàng” cho sản phẩm chuối ngự.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
- Kết quả điều tra đánh giá về hiện trạng quản lý CDĐL “Đại Hoàng” cho sản phẩm chuối ngự bước đầu cho thấy mô hình quản lý đã được xây dựng thông qua Quyết định số 11/QĐ-UBND về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng CDĐL “Đại Hoàng” cho sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng (quy chế gồm 5 chương, 18 điều). Tuy nhiên, vần cần bổ sung thêm các quy trình quản lý chi tiết về cấp phát tem, nhãn, bao bì; Quản lý về vùng trồng, giống; Quản lý về quy trình kỹ thuật; Quản lý chất lượng...
- Đã củng cố tổ chức Hội Sản xuất và Tiêu thụ chuối ngự Đại Hoàng thông qua tổ chức Đại Hội lần III, nhiệm kỳ 2021-2025. gồm 77 hội viên với 2 chi hội Tiến Thắng và Hòa Hậu. Ban chấp hành hội gồm 5 đồng chí, ban kiểm tra gồm 3 đồng chí. Hội có tài khoản con dấu riêng. Hội chuối ngự là đầu mối đại diện cho các hội viên đứng đăng ký xin cấp quyền sử dụng CDĐL “Đại Hoàng” là đại diện pháp lý cho hội viên ký kết các hợp đồng kinh tế như: phân phối chuối ngự, mua các vật tư đầu vào cho sản xuất ….
- Đã xây dựng và ban hành được hệ thống văn bản quản lý CDĐL “Đại Hoàng” cho sản phẩm chuối ngự bên ngoài (Quyết định số 1925, ngày 05/07/2019 của UBND huyện Lý nhân Về việc ban hành các quy trình hướng dẫn chi tiết việc quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý “Đại Hoàng” dùng cho sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam ) và nội bộ (Quyết định số 01/QĐ-HCNĐH, ngày 27/06/2019 của Hội Sản xuất và Tiêu thụ chuối ngự Đại Hoàng về việc Ban hành Quy trình kiểm tra giám sát nội bộ trong tổ chức sử dụng CDĐL “Đại Hoàng” về quy trình sản xuất và tiêu thụ chuối Ngự).
- Đã hoàn thiện hệ thống nhận diện và tiến hành In 10.000 tem (3cm x 2,5cm) dạng đề can vỡ, In 2.000 thùng carton, In 1.000 tờ rơi màu hai mặt trên khổ giấy A4, In 1 pano bạt màu (3m x 2,5m), In 10 poster (A0) in mầu, làm 5 biển hiệu 2x2m bàn giao cho Hội đưa vào sử dụng.
- Đã xây dựng được 01 phóng sự và 2 bài báo cùng hệ thống truy xuất nguồn gốc QR-code với 10.000 tem
- Bước đầu đưa giống chuối ngự Đại Hoàng nuôi cấy mô vào trồng thử nghiệm 5ha cho thấy, cây thích nghi với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí 33 hậu…) của vùng Đại Hoàng, chất lượng sản phẩm không thay đổi và cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống chuối ngự truyền thống.
- Bước đầu xây dựng thành công mô hình liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất cây giống, trồng mới, chăm sóc, thu hoạch và bao tiêu sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cho các Hội viên Hội chuối ngự. Cụ thể được 4 kênh phân phối mới mang CDĐL “Đại Hoàng”, cụ thể: kênh 1 đi TP Hà Nội trung bình 10.000 nải/tháng, kênh 2 đi TP Phủ Lý trung bình 3.000 nải/tháng, kênh 3 đi TP Nam Định trung bình 2.000 nải/tháng và kênh 4 đi Quảng Ninh khoàng 1.000 nải chuối ngự/tháng. Thông qua các kênh phân phối mới đã mang lại giá trị gia tăng 15-30% cho sản phẩm.
Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19746/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia..
Đ.T.V (NASATI)